Khám sức khỏe sau sinh con là kiểm tra sức khỏe của sản phụ sau khi sinh con khoảng 6 tuần để đảm bảo cơ thể người mẹ phục hồi tốt sau khi chuyển dạ và sinh nở. Đi kiểm tra sau sinh, ngay cả khi bạn cảm thấy sức khỏe tốt, đây là một phần quan trọng trong chăm sóc thai kỳ tổng thể của bạn.
Chăm sóc sau sinh rất quan trọng vì các bà mẹ mới có nguy cơ bị các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng và đôi khi đe dọa đến tính mạng trong những ngày sau khi sinh.
1. Tại sao bạn cần kiểm tra sau sinh?
Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ chịu rất nhiều tổn thương về sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất. Sức khỏe của người phụ nữ sau sinh bị suy yếu rất nhiều, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Nội tiết tố của cơ thể cũng có sự biến động không hề nhẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vóc dáng, âm đạo cũng bị tổn thương rất nhiều.
Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh tại cơ sở y tế nơi sinh em bé sẽ hẹn gặp bạn 4 đến 6 tuần sau khi bạn sinh để kiểm tra sự phục hồi thể chất của bạn sau khi mang thai và sinh nở, xem bạn đang có những thay đổi gì về mặt tinh thần, cũng như thể trạng cơ thể và có thể giải quyết nhu cầu của bạn trong tương lai. Chẳng hạn như: Bạn vẫn có thể đối phó với một số cơn đau nhức liên quan đến mang thai hoặc sinh nở, và bạn có thể có một số câu hỏi về cách cơ thể bạn đã thay đổi. Bạn cũng có thể có câu hỏi về chuyển dạ và sinh nở và về các vấn đề sau sinh như cho con bú, kiểm soát sinh đẻ, tập thể dục, tình dục và công việc, những câu hỏi về thiên thần nhỏ mới sinh của bạn. Do vậy, hãy đến cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn của các chuyên gia y tế. Nếu có những vấn đề tâm sinh lý cần sự giúp đỡ ngay lập tức từ các chuyên gia thì bạn hãy đến gặp bác sĩ hay nữ hộ sinh của bạn mà không cần đợi đến lịch hẹn.
Đại học Phụ sản và Bác sĩ Phụ khoa Hoa Kỳ đã khuyến nghị tất cả phụ nữ nên đến cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong vòng 3 tuần sau khi sinh và tiếp tục được chăm sóc theo dõi khi cần thiết, bao gồm kiểm tra toàn diện sau 12 tuần sau khi sinh.
2. Một số vấn đề sức khỏe mà cơ sở y tế sẽ thảo luận
Bạn có thể đưa ra bất kỳ câu hỏi nào được quan tâm trong 6 tuần sau khi sinh em bé. Hãy nhớ ghi lại chúng hoặc ghi chú chúng trên điện thoại thông minh của bạn, vì thiếu ngủ có thể gây tổn hại cho bộ nhớ của bạn. Ngoài những lo ngại cụ thể của bạn, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh tại cơ sở y tế có thể sẽ nêu ra những vấn đề sức khỏe khác như bất kỳ biến chứng nào bạn gặp phải khi mang thai và sau khi sinh nở, khi bạn muốn có thai trong tương lai và sức khỏe tổng thể của bạn.
Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc về cảm xúc hay tình trạng cơ thể, bây giờ là thời điểm tốt để hỏi. Ngay cả khi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn giải thích chính xác những gì đang xảy ra và tại sao, bạn có thể không nhớ mọi thứ đã xảy ra với bạn sau khi sinh. Những triệu chứng thực thể nào bạn gặp phải, chẳng hạn như bạn vẫn bị chảy máu, có bất kỳ khó chịu ở bụng, đau âm đạo hoặc đau đáy chậu, tiểu không tự chủ hoặc đau vùng hậu môn hoặc đau vú. Nếu bạn có một triệu chứng khó chịu mà bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn không đề cập đến thì bạn hãy hỏi ngay.
Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn sẽ muốn biết làm thế nào bạn thích nghi với nhu cầu làm mẹ và về bất kỳ vấn đề tình cảm nào bạn có thể gặp phải. Đừng ngại ngùng. Điều quan trọng là cho họ biết nếu bạn cảm thấy quá tải, lo lắng hoặc trầm cảm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến với chuyên gia y tế về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Các lựa chọn của bạn để kiểm soát vấn đề sinh đẻ trong tương lai và những gì bạn cần biết về các phương pháp bạn đang xem xét. Nếu bạn dự định sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai sau sinh nào trong quan hệ tình dục, bạn hãy chắc chắn cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn biết trước khi họ kiểm tra bạn để họ có thể tư vấn được một số biện pháp tránh thai phù hợp với bạn tại thời điểm đó và liệu cơ thể của bạn đã sẵn sàng để áp dụng một trong những biện pháp đó hay chưa.
Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm nào có thể bắt đầu quan hệ tình dục trở lại. Thông thường, phụ nữ có thể sẽ không cảm thấy hứng thú trong vài tháng sau sinh nhưng đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy như vậy. Tốt nhất hãy đợi đến khi cơ thể bạn sẵn sàng.
Lưu ý: Thực hiện chế độ ăn kiêng lành mạnh và luyện tập thể dục, bao gồm các bài tập Kegel để giúp tăng cường cơ sàn chậu của bạn.
3. Một số vấn đề khi kiểm tra thể chất
Trong suốt buổi khám bác sĩ sẽ kiểm tra một số vấn đề về thể chất của bạn bao gồm những vấn đề sau:
- Kiểm tra cân nặng và huyết áp của bạn
- Kiểm tra bụng của bạn để đảm bảo da bụng không quá mềm yếu. Bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ của bạn nếu bạn sinh mổ
- Kiểm tra bộ ngực của bạn để đảm bảo không có những chỗ sưng u, mềm nhũn hay nóng đỏ, núm vú bị nứt hoặc tiết dịch bất thường.
- Kiểm tra bộ phận sinh dục bên ngoài của bạn, bao gồm cả đáy chậu của bạn. Nếu bạn đã phẫu thuật cắt tầng sinh môn để thuận tiện cho việc sinh thường, bác sĩ sẽ kiểm tra xem vết rạch đã lành chưa.
- Làm một bài kiểm tra mỏ vịt để xem xét âm đạo và cổ tử cung của bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có vết bầm tím, vết trầy xước hay vết rách nào không. Và, nếu bạn chuẩn bị làm xét nghiệm Pap (nghiệm pháp Phết tế bào tử cung) thì bác sĩ sẽ làm điều đó trong quá trình kiểm tra bằng mỏ vịt.
- Thực hiện kiểm tra vùng chậu bên trong và dạ con xem nó đã được thu nhỏ một cách tự nhiên khôn , kiểm tra cổ tử cung và buồng trứng của bạn để xác định bất kỳ vấn đề nào, và kiểm tra trương lực cơ âm đạo của bạn. Bác sĩ có thể làm một vài xét nghiệm trực tràng.
4. Một số dịch vụ khác cơ sở y tế cung cấp cho bạn
Trước khi bạn về, bác sĩ sẽ cung cấp thông tin về một số dịch vụ khác để hỗ trợ bạn trong quá trình hồi phục sau khi sinh con, bao gồm:
- Yêu cầu xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, nếu cần thiết. Ví dụ, nếu bạn bị thiếu máu hoặc mất nhiều máu khi sinh, cô ấy sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ cần xét nghiệm dung nạp glucose.
- Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu tiêm phòng để phòng các loại bệnh, ví dụ như uốn ván, bạch hầu, ho gà, tiêm phòng cúm, rubella hoặc vắc-xin thủy đậu. (Nếu bạn không miễn dịch với rubella hoặc thủy đậu trước khi mang thai, bạn nên được tiêm vắc-xin trước khi rời bệnh viện sau khi sinh. Vắc-xin thủy đậu có 2 liều vì vậy nếu bạn có liều đầu tiên ngay sau sinh, bạn sẽ nhận được liều thứ hai ngay bây giờ.
- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết. Nếu bạn đang nghỉ thai sản, bạn cần phải mang giấy tờ để bác sĩ của bạn điền vào.
- Bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết khi nào bạn nên quay lại để kiểm tra phụ khoa định kỳ (bao gồm cả theo dõi cho phương pháp tránh thai đã chọn của bạn) và cung cấp cho bạn bất kỳ thông tin cần thiết nào.
- Trước khi bạn đi về, hãy xem ghi chú của bạn và đảm bảo rằng bác sĩ của bạn đã giải quyết tất cả các mối quan tâm của bạn.
Phòng Khám Đông Phương với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.