1. Thai ngoài tử cung là gì?
• Thai ngoài tử cung là khi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển ở một vị trí khác ngoài nội mạc tử cung.
• Hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở ống dẫn trứng (loa vòi, đoạn bóng, đoạn eo hoặc đoạn kẽ)
• 5% trường hợp còn lại xảy ra ở các vị trí khác như buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung hoặc sẹo mổ trước đó.
• Đôi khi có thể gặp thai ngoài tử cung ở 2 bên,chiếm tỉ lệ khoảng 1/200.000 thai kỳ.
• Hoặc hiếm hơn có thể gặp trường hợp đa thai với một thai làm tổ trong buồng tử cung bình thường và thai còn lại ở vị trí lạc chỗ (tỉ lệ 1/30.000 thai kỳ).
• Nếu không can thiệp, diễn tiến tự nhiên của thai ngoài tử cung ở ống dẫn trứng sẽ theo 3 hướng sau:
- Sẩy qua loa,
- Thoái triển tự nhiên.
- Vỡ ống dẫn trứng -> gây xuất huyết trong ổ bụng, đây là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng cần PHẪU THUẬT NGAY.
2. Các yếu tố nguy cơ cho thai ngoài tử cung là gì?
Các yếu tố nguy cơ cho thai ngoài tử cung bao gồm:
• Tiền căn thai ngoài tử cung
• Tiền căn phẫu thuật ống dẫn trứng, phẫu thuật vùng bụng chậu trước đó
• Viêm vùng chậu
• Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung của phụ nữ
• Hút thuốc lá
• Tuổi trên 35 tuổi
• Vô sinh
• Các biện pháp hỗ trợ sinh sản
Tuy nhiên khoảng một nửa số bệnh nhân bị thai ngoài tử cung không xác được yếu tố nguy cơ. Do đó phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mang thai cần cảnh giác với thai ngoài tử cung khi có các triệu chứng cảnh báo.
3. Các triệu chứng của thai ngoài tử cung là gì?
Triệu chứng ban đầu của thai ngoài tử cung có thể giống như một thai kỳ điển hình một số dấu hiệu như trễ kinh, ngực căng hoặc đau bụng. Các dấu hiệu khác bao gồm:
• Ra huyết âm đạo bất thường
• Đau bụng ở giai đoạn này, có thể khó biết nếu bạn đang mang thai điển hình hoặc mang thai ngoài tử cung. Khi thai ngoài tử cung phát triển, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện, đặc biệt nếu khối thai ngoài vỡ, bạn có thể đột ngột đau dữ dội ở vùng bụng hoặc vai, chóng mặt hoặc ngất xỉu
4. Thai ngoài tử cung được chẩn đoán như thế nào?
Thai ngoài tử cung được chẩn đoán thông qua việc thăm khám vùng chậu, siêu âm và xét nghiệm máu đo nồng độ βhCG
5. Thai ngoài tử cung được điều trị như thế nào?
Một thai ngoài tử cung không thể di chuyển hoặc được di chuyển đến tử cung, vì vậy thai ngoài tử cung LUÔN CẦN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ. Có ba phương pháp:
- Thuốc
- Phẫu thuật
- Theo dõi sự thoái triển tự nhiên của thai ngoài tử cung.
Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
6. Thuốc nào được dùng để điều trị thai ngoài tử cung?
Loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung là methotrexate (MTX). Cơ chế tác động của thuốc là:ngăn chặn sự phân chia của các tế bào, khối thai sau đó sẽ được cơ thể hấp thu sau 4-6 tuần và ống dẫn trứng vẫn được bảo tồn. Tùy thuộc vào nồng độ βhCG ban đầu mà bệnh nhân sẽ được lựa chọn phác đồ đơn liều hay đa liều. Bệnh nhân sẽ được theo dõi cho đến khi βhCG trở về âm tính, trong quá trình theo dõi nếu βhCG tăng hoặc giảm không như mong đợi sẽ được bổ sung liều MTX lặp lại hoặc can thiệp phẫu thuật tùy trường hợp.
Ưu điểm của MTX |
Nhược điểm |
Tỉ lệ thành công cao (>90%) |
Thời gian theo dõi dài (2-6 tuần), một số trường hợp thất bại điều trị (chiếm tỉ lệ 15%) bệnh nhân cần sử dụng thêm một liều khác (tối đa 3 liều) |
Tránh được phẫu thuật cũng như các tai biến của thuốc mê |
Một số tác dụng phụ của thuốc: buồn nôn, nôn, chóng mặt,loét miệng, viêm dạ dày…. |
Bảo tồn được vòi trứng, duy trì khả năng sinh sản |
Cần ngừa thai sau điều trị, tối thiểu 3 tháng |
Có thể theo dõi điều trị ngoại trú |
Bệnh nhân cần tái khám theo dõi nồng độ βhCG cho đến khi âm tính |
7. Tác dụng phụ khi điều trị Methotrexate?
• Buồn nôn, nôn
• Chán ăn, mệt mỏi
• Tiêu chảy
• Loét miệng
• Thay đổi thị lực
• Rụng tóc
• Tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
• Hiếm gặp: suy gan ,suy thận, suy tủy.
8.Tôi nên tránh những gì trong khi điều trị?
Trong thời gian điều trị MTX, cần chú ý:
• Không có quan hệ tình dục cho đến khi có kinh trở lại do nguy cơ có thể vỡ ống dẫn trứng.
• Sử dụng biện pháp tránh thai trong ít nhất 3 tháng và trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn đang có kế hoạch mang thai.
• Không dùng thuốc kháng viêm như aspirin hoặc ibuprofen (ví dụ, Advil® hoặc Motrin®).
• Không dùng các loại vitamin hay thực phẩm có chứa axit folic…làm giảm hiệu quả điều trị.
• Không uống rượu. Bạn có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ
• Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong 2 đến 3 ngày đầu sau khi tiêm. Da của bạn có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời.
Hình : Các loại thực phẩm giàu acid folic ( Nguồn từ internet )
9. Liệu thai ngoài tử cung có ảnh hưởng đến thai kỳ trong tương lai không?
Một khi bạn đã có tiền căn bị thai ngoài tử cung, bạn có nguy cơ bị thai ngoài tử cung ở lần mang thai sau cao hơn người bình thường. Do đó ở lần mang thai tiếp theo, hãy cảnh giác về các dấu hiệu và triệu chứng của thai ngoài tử cung đồng thời cần khám thai sớm để xác định vị trí túi thai.
10. Làm gì nếu tôi nhóm máu Rhesus âm?
Nếu bạn thuộc nhóm máu Rhesus âm, bạn cần được tiêm anti D để dự phòng thiếu máu tán huyết cho thai ở lần mang thai sau
11. Khi nào tôi có thể có thai lại?
Hiện tại chưa có đủ chứng cứ cho thấy việc có thai lại quá sớm sẽ khiến bạn có nguy cơ thai ngoài tử cung cao hơn. Tuy nhiên nếu bạn đã được điều trị bằng Methotrexate, bạn nên chờ ít nhất ba tháng do thuốc này được ghi nhận có tiềm năng gây quái thai. Do đó, nên sử dụng một hình thức tránh thai an toàn trong khi chờ đợi.
12. Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa thai ngoài tử cung ở thai kỳ sau?
Hiện chưa xác định được phương pháp ngăn ngừa thai ngoài tử cung tái phát. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tránh mang thai bằng cách sử dụng biện pháp tránh thai. Điều trị sớm các viêm nhiễm nếu có. Nếu bạn có thai, điều quan trọng là phải nhớ rằng bạn đang có nguy cơ thai ngoài tử cung cao hơn dân số chung. Nhận biết sớm và điều trị kịp thời là điều quan trọng.
Phòng Khám Đông Phương
Đại Chỉ: 142 Triệu Nữ Vương , Hải Châu 2, Hải Châu, Đà Nẵng
Tổng đài tư vấn: 02363868789/02363868788
Zalo: 0901969115. HOTLINE: 0774566243
Giờ làm việc: Sáng 7.00 - 12.00 & Chiều 14.00 - 19.00
Website: www.pkdongphuong.com
Quý khách vui lòng liên hệ với phòng khám trong giờ làm việc.
BS Nguyễn Thị Phương Thảo
Nguồn:
1. https://www.acog.org/Patients/FAQs/Ectopic-Pregnancy
2. Hackmon, R., et al. (2011). "Effect of methotrexate treatment of ectopic pregnancy on subsequent pregnancy." Canadian Family Physician 57(1): 37-39.